Trong thời buổi phát triển kinh tế phát triển mạnh mẽ như hiện nay, khối lượng công việc nhiều, outsource đang là một biển pháp hữu hiệu được các doanh nghiệp áp dụng. Outsource cũng là một trong những chiến lượng hữu hiệu giúp các doanh nghiệp giải quyết bài toán về nhân sự.
Vậy bạn đã thực sự hiểu outsource là gì? Làm outsource là gì? Công ty outsource là gì? Vì sao các doanh nghiệp lại cần đến việc làm outsource và những lợi ích thực sự từ outsource là gì, tất cả sẽ có trong bài viết ngay sau đây!
Outsource là gì? Công ty Outsource là gì?
Outsource hay Outsourcing nghĩa là “thuê ngoài”, là việc doanh nghiệp thuê đơn vị, tổ chức hay cá nhân ngoài để thực hiện các nhiệm vụ, dự án hoặc sản xuất sản phẩm nào đó theo yêu cầu riêng của doanh nghiệp. Đơn vị, tổ chức được thuê thường là có trình độ chuyên môn cao, có khả năng cung cấp dịch vụ hàng đầu trong lĩnh vực.
Outsource là một thuật ngữ được nhắc đến nhiều trong giới kinh doanh trong những năm gần đây. Outsource được ưu tiên sử dụng khi một công ty, doanh nghiệp không đủ nhân lực để sản xuất, cần có một số khối lượng sản phẩm lớn để đáp ứng nhu cầu cũng như mục đích đề ra của công ty.
Chúng ta có thể hiểu nôm na rằng công ty đó đã chuyển một chức năng, nhiệm vụ nào đó cho gia công bên ngoài đảm nhiệm, thay vì dùng đến nhân sự trong công ty đó.
Về cơ bản thì một công ty thuê người bên ngoài làm việc thay vì là nhân sự của công ty, sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một nguồn nhân lực và dành cho việc khác, từ đó tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó, việc Outsource còn là một giải pháp cấp bách cho doanh nghiệp khi lâm vào tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực. Vì thế nên việc thuê công nhân từ bên ngoài đã được các doanh nghiệp phát triển từ khá lâu, nhất là các doanh nghiệp nước ngoài.
Xem thêm: Microsoft Surface Studio 2 Plus hướng tới những người dùng nào?
Thời gian gần đây các doanh nghiệp ở Việt Nam cũng có xu hướng Outsource ngày càng rầm rộ và phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng nhu cầu trên thị trường. Không chỉ giải quyết được tình trạng thiếu hụt nhân lực ở một số công ty, giúp công ty có thể đáp ứng và hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra, Outsource còn tăng năng suất lao động, giảm chi phí vốn đầu tư về nguồn nhân lực, từ dó tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Lợi ích của Outsource
- Chuyên môn hóa cao: Các công ty Outsource thường sẽ chỉ tập trung vào một mảng duy nhất và phát triển hết khả năng cho mảng đó. Chẳng hạn như content tuyển dụng hay tuyển dụng logistics,… Vì thế với những kinh nghiệm vốn có họ sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp hơn là các nhân lực nội bộ, và nhân viên nội bộ có thể tập trung cho nhiệm vụ khác.
- Tiết kiệm chi phí vận hành: Chi phí khi doanh nghiệp thuê ngoài thường thấp hơn đáng kể so với chi phí đào tạo. Vì các công ty Outsource thường đã trang bị sẵn các thiết bị nguồn lực liên quan để thực hiện công việc phù hợp. Đặc biệt doanh nghiệp khi thuê ngoài sẽ không phải trả các chi phí như bảo hiểm, mức lương thưởng, hay các khoản phụ cấp khác như nhân viên nội bộ.
- Tiếp cận nguồn công nghệ hiện đại: Với các doanh nghiệp hoạt động liên quan đến công nghệ thì việc tiếp cận, cập nhật công nghệ mới nhất là vô cùng quan trọng. Thế nhưng để đầu tư cho công nghệ mới là vấn đề vô cùng tồn kém. Do đó Outsource có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận được công nghệ mới nhờ chính sự trợ giúp từ nguồn lực bên ngoài mà không tốn qua nhiều chi phí.
- Hiệu suất công việc cao: Việc sử dụng nguồn lực bên ngoài có thể giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, tập trung vào công việc quan trọng, có tính bảo mật cao. Sự phối hợp giữa cả ngoài lẫn bên trong sẽ tạo đà giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, chạy kịp tiến độ chung đã đề ra.
- Tiết kiệm không gian làm việc: Vì công ty Outsource hoạt động với tính chất độc lập, nên doanh nghiệp không cần phải lo lắng về không gian làm việc, đồng thời không cần phải kiếm thêm thiết bị dụng cụ nào cho họ cả. Chính vì thế mà, thay vì phải thuê thêm nhân viên nội bộ, phải sắp xếp chỗ làm thì việc lựa chọn Outsource ngày càng được nhiều doanh nghiệp áp dụng.
- Tâm lý: Đôi khi việc thuê ngoài có thể xuất phát bởi lý do nguồn lực nội bộ không đủ giỏi. Vì vậy, một khi doanh nghiệp quyết định thuê ngoài thì chính những nhân viên nội bộ sẽ có những suy nghĩ về năng lực của mình từ đó họ sẽ cố gắng phát triển bản thân hơn. Đó sẽ là dấu hiệu tích cực giúp công ty phát triển và vững mạnh hơn.
Những bất cập của Outsource
- Vấn đề bảo mật: Thông tin bảo mật là một vấn đề cực kỳ quan trọng, đây cũng là vấn đề mà các doanh nghiệp lo lắng khi lựa chọn hình thức Outsource. Cho dù được cam kết không tiết lộ, sử dụng thông tin của doanh nghiệp ra ngoài nhưng cũng không dám chắc chắn bên được thêu sẽ không tiết lộ hay bán thông tin cho các đối thủ khác.
- Trách nhiệm với công việc: Không phải công ty Outsource nào cũng có trách nhiệm hay cố gắng làm tốt nhiệm vụ được giao. Cũng có những Outsource thường thiếu trách nhiệm làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng công việc của công ty.
- Chi phí thêu: Mặc dù chi phí thuê bên ngoài thường thấp hơn chi phí của nội bộ, nhưng có một số trường hợp công ty cần phát sinh nhiều chi phí trong quá trình thực hiện. Vì vậy cần có hiệp đồng chặt chẽ, thống nhất giữa đôi bên để tránh phải chi trả những chi phí không đáng có xảy ra.
Các yêu cầu cần thiết để phát huy hiệu quả Outsource
Nếu như trước đây hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng việc lựa chọn Outsource là để tiết kiệm chi phí hay cắt giảm nguồn nhân sự. Thì hiện nay, hầu hết các nhà quản lý, quản trị đều có được những tầm nhìn chiến lược lớn về vấn đề thuê ngoài. Từ đó họ có thể tập trung hơn đến những việc mang lại giá trị, tận dụng những lợi thế vốn có để cạnh tranh trên thương trường. Để thành công trong việc Outsource, doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề sau:
- Làm cho mục tiêu của doanh nghiệp mình nổi trội hơn.
- Có cần một tầm nhìn và chiến lược tổng quan rõ ràng.
- Đưa ra tiêu chí phát triển hơn về sản phẩm của doanh nghiệp.
- Quản lý tốt các mối quan hệ
- Đưa cho bên thuê ngoài một bản hiệp đồng hoặc ản cam kết về những điều khoản có lợi cho cả đôi bên.
- Cần có sự can thiệp và hỗ trợ của những nhà quản lý có nhiều kinh nghiệm.
- Quan tâm vấn đề nhân sự
- Chứng minh được nguồn tài chính ngắn hạn hay dài hạn của doanh nghiệp mình.
Tạm kết
Hy vọng bài viết trên đã phần nào giải đáp được thắc mắc của các bạn về khái niệm Outsource là gì? Để qua bài viết này bạn có thể đưa ra những định hướng tốt nhất về nghề nghiệp của mình trong tương lai. Chúc bạn thành công trong sự nghiệp mình đã chọn!